Hien Vu's profile

Chân dung một CSO (Chief Strategy Officer)

Chân dung một CSO (Chief Strategy Officer)
Để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược dài hạn. Trong đó người phụ trách việc quản lý và giám sát chiến lược của doanh nghiệp là CSO – Giám đốc chiến lược. 
Sau đây các bạn hãy cùng HRchannels tìm kiếm chân dung của một CSO (Chief Strategy Officer) nhé!
CSO là ai?
CSO là viết tắt của Chief strategy officer, có nghĩa là Giám đốc chiến lược. Trách nhiệm của CSO là đưa ra các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, sản xuất, quảng bá sản phẩm và thiết lập các chiến dịch nhằm thu hút khách hàng mục tiêu để họ chú ý đến các sản phẩm của doanh nghiệp. Sự thành công của các chiến lược cũng đồng thời là hiệu quả kinh doanh tốt và doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận.
Sự xuất hiện của CSO trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như một điều tất yếu. Bởi vì ngày nay, lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều thay đổi, cùng với đó là quá trình toàn cầu hóa và những thách thức mới của thời đại nên CEO rất cần một người có chuyên môn đảm đương riêng việc quản lý các chiến lược. Hơn nữa, việc lập chiến lược là một quá trình liên tục nên để đảm bảo sự thành công của mỗi chiến lược cần đưa ra quyết định kịp thời và hiệu quả nhất. Việc có một trợ thủ bên cạnh CEO như CSO để chia sẻ trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt những sai sót trong quá trình thực hiện chiến lược.



Tuy nhiên, CSO không chỉ là người lập chiến lược hay là một chuyên gia nghiên cứu chiến lược. Thực tế, CSO là người có kinh nghiệm sâu rộng, có định hướng chiến lược rõ ràng, có kinh nghiệm điều hành và đã từng lãnh đạo các chiến lược quan trọng. Chính vì vậy, CSO có thể giúp mọi người hiểu rõ các chiến lược của doanh nghiệp, thúc đẩy việc đổi mới và thúc đẩy các quyết định quan trọng nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp.
CSO thường làm những công việc gì?
Trong vai trò của một nhà lãnh đạo, một người quản lý, CSO sẽ thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Trong đó có những công việc điển hình sau đây:
1- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc hoạch định chiến lược và xác định phương hướng phát triển cho doanh nghiệp. Đồng thời CSO cũng tham mưu về chiến lược quản lý, điều hành doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
2- Giải thích các chiến lược của doanh nghiệp cho các bộ phận, phòng ban có liên quan. Đồng thời có trách nhiệm quản lý và giám sát quá trình thực hiện chiến lược.
 Những việc làm hấp dẫn

 Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên  Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Bán hàng (Khác)
 Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên  Sản Xuất , Bán hàng Vật liệu xây dựng, Bán hàng (Khác)
 Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai  Xuất nhập khẩu, Bán hàng (Khác), Sales Logistic
 Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên  Kỹ thuật ứng dụng , Sản Xuất
 Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai  Xuất nhập khẩu
3- Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các chiến lược và phụ trách việc triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng dự tính. Cụ thể CSO sẽ phải liên hệ với các đối tác và các bên liên quan để đảm bảo kế hoạch diễn ra thuận lợi nhất.

4- Xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro cho từng kế hoạch. Mặc dù các kế hoạch đều được xây dựng rất chi tiết và cẩn thận, nhưng không thể hoàn toàn tránh khỏi những rủi ro phát sinh bất ngờ. Do đó vai trò của CSO là phải lường trước được những rủi ro có thể xảy ra để có phương án phòng ngừa hiệu quả.
5- Giám sát quá trình thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện chiến lược được tuân thủ tốt nhất. CSO cũng phải liên tục cập nhật tình hình thực hiện chiến lược để kịp thời đôn đốc và xử lý nhanh chóng những tình huống tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến lược.
6- Tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm đối tác tiềm năng và phát triển mối quan hệ vững chắc với đối tác, nhà đầu tư.
Tiêu chuẩn mà một CSO cần phải có
1- Trình độ học vấn
CSO là người phải có tối thiểu bằng Đại học thuộc các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị, Marketing, hoặc các chuyên ngành có liên quan khác. Bên cạnh đó, CSO còn phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và thành thạo tin học văn phòng.
2- Kinh nghiệm
Để đảm nhận vị trí quản lý này, CSO cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương hoặc các vị trí có vai trò tương tự. Đối với một CSO thì kinh nghiệm xếp thứ nhất còn trình độ chỉ xếp thứ hai. Một nhân sự có thể tốt nghiệp trái ngành nhưng nếu họ có kinh nghiệm dày dạn thì các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng giao cho họ đảm nhận vị trí CSO này.
3- Kỹ năng và phẩm chất
Bên cạnh học vấn và kinh nghiệm thì CSO còn phải sở hữu những kỹ năng và phẩm chất quan trọng khác. Cụ thể một CSO cần có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt, giỏi giao tiếp, có khả năng thuyết phục, đàm phán, xây dựng kế hoạch và biết quản lý, sắp xếp công việc một cách hiệu quả.
Đồng thời, CSO cần có sự yêu thích, đam mê kinh doanh, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và không bỏ cuộc giữa chừng. Ngoài ra, CSO cũng cần có sự am hiểu tường tận về khách hàng, thị trường, nền kinh tế và những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội để có thể phân tích và nắm bắt nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Xem tiếp: https://hrchannels.com/uptalent/chan-dung-mot-cso-chief-strategy-officer.html
Chân dung một CSO (Chief Strategy Officer)
Published:

Chân dung một CSO (Chief Strategy Officer)

Published: